Trường Mầm non Kỳ Long: Xây dựng mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
- Thứ sáu - 01/11/2019 15:52
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trước đây, vào đầu giờ buổi sáng hoặc buổi chiều tan học, cảnh ùn tắc giao thông cục bộ trên tuyến đường dẫn vào trường mầm non Kỳ Long vẫn thường xuyên diễn ra ùn tác giao thông cục bộ. Mặc dù con đường trước cổng trường không hẹp lắm, nhưng khi đến giờ đón và trả trẻ phụ huynh học sinh đưa đón bằng các phương tiện xe máy và ô tô khá đông, việc đưa đón bằng ôtô, xe máy, xe đạp... làm con đường trở nên quá chật chội.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều phụ huynh đưa xe sát cổng trường gây khó khăn cho học sinh khi ra về. Thêm vào đó, tình trạng buôn bán hàng rong cũng như các xe taxi đậu đỗ trước cổng trường đã gây mất an toàn giao thông. Vào giờ tan trường nhiều em học sinh và phụ huynh lại chen chúc mua đồ ăn vặt tại các xe đẩy hàng rong khiến cho giao thông trước cổng trường trở nên lộn xộn. Không chỉ có vậy, tình trạng các tốp học sinh dàn hàng hai, hàng ba, sử dụng ôtô, điện thoại di động khi đi trên đường... Sau đó, đổ ra đường nơi có mật độ phương tiện tham gia giao thông dày đặc, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.
Mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” đã được phát động và triển khai, trong đó, quy định cụ thể việc phụ huynh và học sinh khi tham gia giao thông đến trường, ra về. Bên cạnh đó, thành lập các đội thanh niên xung kích đảm bảo trật tự an toàn giao thông trước cổng trường. Đội xung kích an toàn giao thông được thành lập với nòng cốt là Đoàn trường, cán bộ, giáo viên nhà trường, hoạt động tích cực, hiệu quả trong việc thực hiện việc giám sát, nhắc nhở, hướng dẫn các phụ huynh học sinh khi tham gia giao thông.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều phụ huynh đưa xe sát cổng trường gây khó khăn cho học sinh khi ra về. Thêm vào đó, tình trạng buôn bán hàng rong cũng như các xe taxi đậu đỗ trước cổng trường đã gây mất an toàn giao thông. Vào giờ tan trường nhiều em học sinh và phụ huynh lại chen chúc mua đồ ăn vặt tại các xe đẩy hàng rong khiến cho giao thông trước cổng trường trở nên lộn xộn. Không chỉ có vậy, tình trạng các tốp học sinh dàn hàng hai, hàng ba, sử dụng ôtô, điện thoại di động khi đi trên đường... Sau đó, đổ ra đường nơi có mật độ phương tiện tham gia giao thông dày đặc, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.
Mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” đã được phát động và triển khai, trong đó, quy định cụ thể việc phụ huynh và học sinh khi tham gia giao thông đến trường, ra về. Bên cạnh đó, thành lập các đội thanh niên xung kích đảm bảo trật tự an toàn giao thông trước cổng trường. Đội xung kích an toàn giao thông được thành lập với nòng cốt là Đoàn trường, cán bộ, giáo viên nhà trường, hoạt động tích cực, hiệu quả trong việc thực hiện việc giám sát, nhắc nhở, hướng dẫn các phụ huynh học sinh khi tham gia giao thông.
Nhà trường tích cực tuyên truyền Luật An toàn giao thông trong học đường vào mỗi buổi sáng, giờ đón trẻ hoặc thông qua các hoạt động ngoại khóa như: tổ chức các cuộc thi viết, vẽ tranh, dàn dựng tiểu phẩm, sân khấu hóa những tình huống pháp luật ATGT.
Đoàn thanh niên nhà trường đứng ở khu vực trước cổng trường tham gia điều tiết, hướng dẫn phụ huynh học sinh di chuyển theo hàng lối, không tụ tập, đùa nghịch nơi cổng trường, khi đi xe phải đội mũ bảo hiểm, không cầm ô...
Nhà trường đã bố trí thêm các lối cho xe vào hành lang vỉa hè trước cổng cũng như cắm biển hướng dẫn nơi đậu đỗ xe của phụ huynh để tránh ùn tắc khi tan trường. Chính quyền địa phương cũng cần có phương án xử lý tình trạng buôn bán hàng rong, đậu đỗ xe trước cổng trường. Bên cạnh lực lượng thanh niên của nhà trường và địa phương thì cần có sự tham gia của lực lượng dân quân, công an và bảo vệ dân phố để hỗ trợ tốt hơn việc phân luồng giao thông, điều tiết giao thông trong giờ cao điểm.
Thêm vào đó, cần đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông cho phụ huynh cũng như học sinh, như lồng ghép việc tuyên truyền pháp luật giao thông đường bộ trong các buổi ngoại khóa. Tổ chức cho phụ huynh ký cam kết chấp hành nghiêm các quy tắc giao thông khi đưa, đón con em đến trường. Ngoài ra, phường cần xây dựng các biển cấm đậu đỗ xe tại các khu vực xung quanh cổng trường, đảm bảo giao thông trong giờ cao điểm và sẽ xử lý các trường hợp dừng và đậu xe không đúng quy định trước cổng trường.
Sau khi triển khai mô hình “cổng trường an toàn giao thông”, cảnh tượng ùn tắc giao thông trước cổng trường được cải thiện đáng kể. Hướng dẫn nhắc nhở phụ huynh đưa đón con đúng nơi quy định... Đồng thời tổ chức cho phụ huynh học sinh ký cam kết tuân thủ nghiêm chỉnh Luật Giao thông đường bộ.
Mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” không chỉ nhằm nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ, đảm bảo an toàn cho phụ huynh và học sinh mà còn đặt mục tiêu là đối tượng tuyên truyền kiến thức an toàn giao thông, nâng cao nhận thức chấp hành Luật Giao thông cho thầy cô giáo, phụ huynh và học sinh nhà trường./.